Top 5 nguyên nhân gây mất đi giấc ngủ sâu mà bạn nên biết

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể bởi giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày mệt mỏi. Mất ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, không đủ năng lượng để hoạt động. Dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp gây mất đi giấc ngủ sâu của bạn.

1. Sử dụng các chất kích thích gây mất đi giấc ngủ sâu

Bạn có biết chất caffeine trong cà phê, trà hay nicotine trong thuốc lá là những chất kích thích ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn. Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu muốn sử dụng cà phê hay trà thì tốt nhất bạn nên dùng vào buổi sáng. Tránh sử dụng trước khi đi ngủ hoặc chiều tối.

2. Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ

Do tính chất công việc hoặc thói quen sinh hoạt hằng ngày của bạn nên khi lên giường mà vẫn không thể rời chiếc máy vi tính hay chiếc điện thoại. Các bạn đang quá lạm dụng việc dùng mạng xã hội, các thiết bị công nghệ.
Theo y học cho rằng ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ khiến não bộ lầm tưởng là ánh sáng ban ngày. Từ đó gây ức chế quá trình sản xuất melatonin – một loại nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ.

Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ gây mất đi giấc ngủ sâu

3. Áp lực công việc và cuộc sống

Một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến việc mất đi giấc ngủ sâu của bạn thường xuyên chính là yếu tố về tâm lý. Mỗi người đều có mỗi hoàn cảnh riêng, nỗi âu lo riêng. Từ áp lực công việc, tiền bạc, mối quan hệ trong gia đình hay những nỗi lo về tương lai.

Nghiên cứu cho thấy, căng thẳng quá mức có thể tạo điều kiện để các gốc tự do phát triển nhiều. Nó gây tổn hại đến các mạch máu não và tế bào thần kinh. Cản trở quá trình vận chuyển máu và oxy lên não. Do không được cung cấp đủ oxy để hoạt động. Não sẽ phản ứng lại gây ra nhiều hiện tượng như đau đầu, mất ngủ, choáng váng,…

4. Ăn quá nhiều vào buổi tối gây mất đi giấc ngủ sâu của bạn

Ăn quá nhiều có thể khiến dạ dày bị quá tải và không thể tiêu hóa hết thức ăn nạp vào. Điều này làm phát sinh cảm giác khó chịu ở dạ dày, khiến bạn bị ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản. Và cũng khiến đầu óc tỉnh táo, khó ngủ hơn.

Khi ngủ thay vì cơ thể bạn được nghỉ ngơi thì lại phải làm nhiệm vụ tiêu hóa lượng thức ăn bạn vừa nạp vào. Hoạt động xáo trộn này gây ra trở ngại không chỉ cho giấc ngủ mà còn sức khỏe bạn. Hãy cố định giờ ăn tối một cách khoa học và đừng ăn quá gần giờ ngủ của bạn.

5. Chênh lệch múi giờ, thay đổi lịch làm việc gây mất giấc ngủ sâu

Cuộc sống ngày càng hiện đại, có nhiều người đi du học, đi du lịch, công tác dài hạn ở nước ngoài về và khó có được một giấc ngủ ngon. Nguyên nhân do họ phải di chuyển khá nhiều, không nhanh chóng đuổi kịp đồng hồ sinh học của mình.

Khi nhịp sinh học bị thay đổi sẽ khiến chúng ta khó ngủ hoặc không thể ngủ. Có thể do lệch múi giờ khi sang nước ngoài, làm việc quá muộn hoặc sớm thay đổi liên tục.

Đừng để mất đi giấc ngủ sâu làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Giấc ngủ đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Vì vậy bạn cần phải biết cách bảo vệ, giữ gìn để luôn có giấc ngủ ngon nhé. Một giấc ngủ tốt sẽ đem đến một cuộc sống chất lượng hơn đấy.

0976.400.073
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon