Bạn thường nghe rằng thai kỳ đẹp, thú vị và kỳ diệu… nhưng nó cũng vô cùng căng thẳng. Lịch hẹn với bác sĩ, mua sắm đồ dùng cho bé, cùng nhau đi nhà trẻ và lập kế hoạch nghỉ sinh. Việc mang thai có thể làm giảm sức khoẻ về mặt tinh thần cũng thể chất của bạn. Một trong những cách hiệu quả nhất để tránh căng thẳng là thông qua thiền định. Mỗi ngày bạn cần dành một vài phút để im lặng, tập trung dõi theo hơi thở của mình và buông bỏ tất cả những suy nghĩ ra khỏi đầu, bạn sẽ cảm thấy tươi mới, trẻ trung và sẵn sàng giải quyết khối công việc cần làm.
Ngay cả khi bạn không phải là người Thiền thường xuyên thì đây cũng là một thói quen chăm sóc sức khoẻ quan trọng tạo nên những kỳ tích về sức khoẻ thể chất và tinh thần của bạn. Với vòng bụng ngày càng to ra, các cơn đau lưng và phù chân kéo dài, thiền định thai kỳ cần phải điều chỉnh một ít để thành công. Cùng với 7 mẹo nhỏ này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Chưa kể, bạn sẽ cảm thấy gắn bó với em bé hơn bao giờ hết.
Tìm một vị trí thoải mái
Cho dù bạn là một thiền sư kỳ cựu hay một người mới tham gia, bạn sẽ nhận thấy rằng vòng bụng đang phát triển của mình cản trở việc tập trung vào hơi thở khi tham gia thiền. Hầu hết thiền tốt nhất khi ngồi thẳng lưng nhưng không phải lúc nào cũng có thể, nhất là khi bạn ở trong tam cá nguyệt thứ ba. Trong khi những “quy tắc” này chỉ mang tính hướng dẫn nên đừng căng thẳng quá nhiều về việc bạn đã từng ngồi hay nằm trước khi mang thai như thế nào, bạn chỉ cần tìm một vị trí thoải mái và quan trọng nhất là nó không làm bạn cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn. Nằm xuống là một lựa chọn tuyệt vời, đặc biệt là có một chiếc gối kê giữa hai chân của bạn. Trước khi thiền, hãy thử sử dụng Mustela Stretch Marks để làm dịu làn da của bạn, bảo vệ da khỏi những vết rạn da trong tương lai và thư giãn với hương thơm dịu nhẹ.
Tập trung vào vòng bụng của bạn:
Khi vòng bụng của bạn tiếp tục tăng, hãy điều chỉnh thiền để tập trung vào sự lớn lên từng ngày của thai nhi. Dùng kỹ thuật thở sâu bụng, nơi bạn đặt tay lên chỗ em bé đang đạp. Tập trung điều chỉnh những gì đang xảy ra bên trong bạn và chú ý nếu bạn cảm thấy bất kỳ sự ấm áp hoặc chuyển động nào. Hít thở từ từ, vào và ra và thở sâu vào bụng. Bắt đầu với năm phút mỗi ngày và tăng thêm thời gian qua mỗi tuần.
Hít thở sâu
Mặc dù một số kỹ thuật thiền đòi hỏi hít thở nhanh, chẳng hạn như hít thở hơi thở ra (thở vào và ra càng nhanh càng tốt bằng mũi), những phương pháp này không phải lúc nào cũng là một lựa chọn tốt nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn có thể dễ dàng bị mất hơi khi mang thai nên những kỹ thuật này có thể sẽ khiến bạn trở nên chóng mặt.
Thay vào đó, tập trung vào việc hít thở sâu. Bắt đầu bằng đôi mắt nhắm và thở bằng mũi. Làm chậm hơi thở bình thường của bạn và tiếp tục với hơi thở sâu dài cho đến khi bụng bạn mở rộng theo sau lồng ngực và ngực của bạn. Thở ra sau lưng, lồng ngực, xương sườn và vùng bụng (bạn có thể hít qua mũi hoặc miệng, miễn sao cảm thấy thư giãn và thoải mái nhất có thể). Trong những tháng sau, bạn sẽ nhận thấy sự di chuyển của bụng càng ít khi hít vào và thở ra nhưng hãy cố hình dung không khí xâm nhập vào bạn và làm đầy bụng bạn như lúc trước khi mang thai.
Chọn một đối tượng để chú tâm
Đối tượng để chú tâm hướng đến khi Thiền thì không phải ai cũng giống ai, tùy vào mỗi người khác nhau mà đối tượng khác nhau, có thể là 1 vật, có thể là chú tâm vào hơi thở, hoặc có thể tập trung vào 1 câu niệm Phật,…Tất cả đều là những kỹ thuật giúp cho việc Thiền trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Khi bạn chú tâm vào một đối tượng lặp đi lặp lại trong suốt buổi thiền định, nó sẽ thâm nhập vào ý thức của bạn và cho phép bạn thực sự hấp thụ các năng lượng mạnh mẽ. Trong khi mang thai, hãy thử chọn một thần chú đáp ứng nhu cầu của bạn vào thời điểm đó. Để tăng thêm sức mạnh, hãy đọc thử “Adi Shakti”, có nghĩa là sức mạnh phái đẹp. Để thoát khỏi sự lo lắng trong thời điểm này, hãy hát “Tôi là tôi” để giúp bạn an nhiên trong hiện tại và bỏ qua những lo lắng trong tương lai.
Thử Thiền định thai kỳ
Thiền là một hành động mạnh mẽ có thể biến đổi năng lượng và mức độ căng thẳng của bạn nhưng đôi khi nó rất khó để thực hiện một mình. Đặc biệt nếu bạn mới thiền định, bạn có thể không có các công cụ để khơi thông các điểm luân xa, nơi mà năng lượng sẽ đi vào.
Tìm một chỗ tập yoga địa phương hoặc studio thiền mà bạn có thể đến để thiền dưới sự hướng dẫn của một người huấn luyện viên được đào tạo bài bản. Tốt hơn cả là chọn những studio cung cấp các lớp học thiền định trước khi sinh. Nếu không có, hãy chia sẻ cho người hướng dẫn biết được mong đợi của bạn để có thể điều chỉnh yêu cầu cho phù hợp. Nếu một lớp thiền địa phương không đủ khả năng, hãy tải xuống một ứng dụng thiền định kèm hướng dẫn để thiền định trong sự thoải mái tại nhà riêng của bạn.
Kiểm tra với bác sĩ của bạn
Mặc dù thiền có ít tác dụng phụ tiêu cực và luôn mang lại lợi ích cho sức khoẻ thì bạn cũng nên chia sẻ đến kế hoạch thiền định của bạn với OBGYN. Bác sĩ của bạn sẽ đảm bảo rằng việc thiền định có an toàn và lành mạnh cho sức khoẻ cá nhân bạn, chưa kể họ còn đưa ra một số lời khuyên hữu ích để giúp bạn trong thời gian còn lại của thai kỳ. Bạn cũng đừng quên báo việc này với bác sĩ sản khoa, người đỡ đẻ, hoặc bất cứ ai khác sẽ tham gia vào việc sinh con của bạn. Bởi vì, thiền định có xu hướng ảnh hưởng đến cơn đau đẻ nên các bà mẹ đang mong chờ thiền định có thể kết hợp với kỹ thuật để áp dụng trong lúc sinh nở.
Thường xuyên thiền định
Giả sử bạn được sự cho phép của bác sĩ, bạn nên thoải mái thiền nhiều như thói quen của bạn. Hãy chú ý đến cảm giác của bạn sau mỗi buổi thư giãn. Nên kết hợp đa dạng các kỹ thuật khác nhau ở thực tế. Một số phương pháp sẽ cung cấp cho bạn một số năng lượng rất cần thiết, trong khi những cái khác lại giúp bạn về mặt tinh thần. Nếu bạn cần tập nhiều bài thiền mỗi ngày, hoặc chỉ làm mỗi tuần một lần, hãy đề ra một kế hoạch thiền định và gắn bó với nó. Bạn thiền càng nhiều, bạn càng gặt hái được nhiều lợi ích về cả mặt tinh thần và thể chất.